Chăm sóc bé Sức khỏe

Hướng dẫn ba mẹ xử trí đúng khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất thường khiến cha mẹ khá lo lắng, nhất là khi xuất hiện một trong số những biểu hiện như bất tỉnh, rối loạn tri giác, nôn trớ,… Cùng Đồ Bé Gái tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý khi trẻ bị ngã đập đầu trong bài viết dưới đây.

1.Nguyên nhân khiến trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Sự bất cẩn của người trông trẻ

Sự bất cẩn của phụ huynh, người trông giữ hoặc bế trẻ có thể sơ ý gây nên tình trạng trẻ bị ngã đập đầu từ trên giường hoặc xe đẩy xuống đất. Ngoài ra, sự cố trượt tay để trẻ rơi xuống cũng dễ gây thương tích và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tinh thần của trẻ.

Do trẻ nghịch ngợm

Trường hợp trẻ nghịch ngợm, leo trèo lên bàn ghế, đồ vật kê không vững hoặc chạy nhảy ở những nơi trơn trượt như nhà tắm, khoảng sân vừa xuất hiện mưa,… cũng có thể gây tình trạng trẻ bị ngã đập đầu xuống đất. Bên cạnh đó, trong quá trình đùa nghịch với bạn bè hoặc chơi trò chơi vận động, thể thao như bóng đá, kéo co,… khả năng trẻ bị ngã cũng rất cao.

Nguyên nhân trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Trẻ bị ngã đập đầu có thể là do sự bất cẩn của người trông trẻ hoặc trẻ đùa nghịch

2.Dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu

Trẻ bất tỉnh

Bất tỉnh là một trong những dấu hiệu nguy hiểm nhất cần được đưa đến bác sĩ kiểm tra ngay lập tức khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, mặc dù quá trình bất tỉnh chỉ diễn ra trong vài giây. Trong những trường hợp không may, lực va đập mạnh có thể gây tụ máu não dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng hơn.

Rối loạn tri giác

Rối loạn tri giác thường có những biểu hiện như lơ mơ, đờ đẫn hoặc tiếp xúc kém, kích động mạnh mẽ hơn thông thường. Đây cũng là thời điểm trẻ khó tập trung sự chú ý, không nhận ra cha mẹ, không thể làm theo yêu cầu đã được đặt ra,…

Nôn từ 3 lần trở lên

Sau khi bị ngã đập đầu xuống đất, trẻ thường xuất hiện triệu chứng nôn trớ. Nếu hiện tượng này chỉ diễn ra từ 1 – 2 lần do khóc dẫn đến ho thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu trẻ bị nôn từ 3 lần trở lên, lập tức đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh uy tín như Bệnh viện nhi Trung Ương.

Xem ngay:  Trẻ bao nhiêu tuổi thì uống được sữa tươi?

Mất thăng bằng

Việc chóng mặt sau khi ngã không phải là dấu hiệu nguy hiểm, tuy nhiên nếu trẻ bị mất thăng bằng, thường xuyên bị ngã trong quá trình đi lại hoặc khó ngồi thẳng, loạng choạng, mất phương hướng,… lại là những cảnh báo bất thường. Lúc này, cha mẹ cần quan sát thật kỹ để đưa trẻ đến gặp bác sĩ trước khi những dấu hiệu trở nặng, khó điều trị hơn.

Dấu hiệu trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Một số dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Dấu hiệu ở mắt

Trẻ bị ngã đập đầu xuống đất có thể xuất hiện tình trạng mắt lác, đồng tử không đều, suy giảm thị lực,… Ngoài ra, một số trẻ còn có tình trạng chảy nước dịch từ lỗ mũi hoặc lỗ tai. Lúc này, không nên tự ý điều trị, uống thuốc mà cần đưa trẻ đến bệnh viện gần nhất để kiểm tra.

Trẻ ngủ nhiều

Ngủ nhiều là một trong những dấu hiệu khó theo dõi nhất, bởi trẻ thường sẽ ngủ thiếp đi sau khi ngã. Điều này rất dễ dàng nhầm lẫn với giấc ngủ thông thường của trẻ nên cha mẹ cần theo sát 2 giờ 1 lần để đảm bảo không xảy ra trường hợp nguy hiểm ngoài ý muốn.

3.Cách sơ cứu khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Dưới đây là một số cách sơ cứu cơ bản khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất nhằm hạn chế tối đa mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ:

  • Chườm đá lạnh trong vòng 15 – 20 phút nếu đầu trẻ xuất hiện vết sưng. Thực hiện lặp lại, duy trì 3 lần mỗi ngày trong giai đoạn vết bầm sưng to.
  • Rửa sạch vùng da bị thương bằng nước sạch và xà phòng nếu xuất hiện một số vết trầy xước nhẹ.
  • Trường hợp trẻ bị chảy máu ít, cầm máu bằng khăn xô hoặc gạc y tế, ấn vào vết thương cho đến khi máu ngừng chảy.
  • Trẻ bị nôn liên tục sau khi ngã đập đầu xuống đất chỉ nên nghỉ ngơi và uống nước lọc trong khoảng 1 – 2 giờ đầu. Sau đó, mẹ có thể cho trẻ ăn thức ăn không quá đặc, dễ tiêu nếu tình trạng này không còn tiếp diễn.
  • Để trẻ nằm nghỉ ngơi trong khoảng 2 giờ đầu sau khi bị ngã. Thậm chí, cha mẹ cần theo dõi trẻ trong 48 – 72 giờ tiếp theo để đảm bảo sức khỏe của trẻ hoàn toàn bình thường.
  • Trẻ bị đau hoặc nhức đầu sau khi ngã có thể dùng thuốc giảm đau như Acetaminophen hoặc Ibuprofen sau 2 giờ sau chấn thương. Tuy nhiên, nếu trẻ bị đau đầu kéo dài sau 24 giờ thì đây có thể là cảnh báo dấu hiệu nguy hiểm.
  • Cẩn thận với những chấn thương vùng cổ và ngay lập tức đưa trẻ đến gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu tổn thương khu vực này.
Cách sơ cứu khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Cách sơ cứu khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Xem ngay:  Sự khác biệt giữa sữa tươi và sữa bột là gì?

Tuy nhiên, cha mẹ không nên thực hiện những điều sau khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất để tránh tình trạng trở nên tồi tệ hơn:

  • Làm nóng vùng tổn thương: Sau khi bị ngã là thời điểm mạch máu xuất huyết, việc chườm nóng có thể kích thích khiến máu chảy nhiều hơn, đồng thời vết bầm tím cũng mất nhiều thời gian hơn để hoàn toàn bình phục.
  • Bôi dầu gió: Dầu gió cũng khiến vùng bị thương ấm hơn, khiến vết thương ngày càng nặng và sưng to, các mạch máu nhỏ bị kích thích chảy máu liên tục.
  • Không nên di chuyển trẻ trong tình trạng khẩn cấp: Việc sơ cứu không đúng cách có thể gây nên một số biến chứng nghiêm trọng hơn như tổn thương sọ não, cột sống hoặc cổ của trẻ.

4.Quan sát trẻ sau khi bị té ngã

Cha mẹ cần quan sát trẻ sát sao trong khoảng 24 giờ sau khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất để đảm bảo không có bất kỳ vấn đề gì gây nguy hiểm cho trẻ. Bất cứ khi nào xuất hiện những dấu hiệu bất thường, liên lạc ngay với bác sĩ để có biện pháp xử lý hoặc cấp cứu phù hợp.

5Cách phòng ngừa tai nạn té ngã ở trẻ

Để hạn chế những nguy hiểm khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất, cha mẹ và người chịu trách nhiệm trực tiếp trong việc trông trẻ cũng phải chú ý cẩn thận hơn. Dưới đây là cách phòng trường hợp tai nạn ngã đập đầu xuống đất ở trẻ nhỏ:

  • Hạn chế để trẻ chơi một mình hoặc nằm ngoài tầm kiểm soát của người lớn, đặc biệt là với khi bé biết bò, biết đi,…
  • Sử dụng địu em bé để giữ an toàn cho trẻ khi đưa bé ra ngoài chơi.
  • Trang bị những lối chắn hoặc cửa an toàn ngăn cách giữa phòng ngủ với cầu thang, ban công hoặc phòng bếp.
  • Cửa sổ cần được khóa kỹ và trang bị song sắt đầy đủ.
  • Để mắt đến trẻ khi đang nằm võng hoặc nôi cũi để tránh tình trạng ngã khi thay đổi tư thế.
  • Trải nệm hoặc thảm dưới chân giường hoặc nô để giảm thiểu rủi ro khi ngã ở trẻ nhỏ.
  • Sử dụng dây đai an toàn bất cứ khi nào trẻ ngồi xe đẩy hoặc ghế ăn bột.
  • Hạn chế để tình trạng sàn nhà trơn trượt.
  • Giảng giải những nguyên nhân, hậu quả và cách phòng tránh với tai nạn ngã trong trường hợp trẻ đi học mầm non.
Phòng tránh trường hợp trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Địu em bé Aprica Pitta màu Beige cho bé từ 0 – 36 tháng

Related Posts

Cho 2 thứ này vào khi luộc bắp đảm bảo giòn ngọt, nhanh chín

Bắp nhiều dinh dưỡng, ít calo, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon như nấu chè bắp, làm xôi bắp, nấu canh,… Trong menu giảm cân của chị em…

Cẩm nang các loại mì Nhật Bản nổi tiếng, thơm ngon khó cưỡng

Ẩm thực Nhật Bản rất đa dạng và phong phú. Trong đó, các món mì Nhật Bản luôn khiến nhiều người mê mệt. Cùng khám phá các loại…

Các bà mẹ nên tránh xa 4 sai lầm này khi nuôi con

Phụ nữ lần đầu có con và làm mẹ không thể không tránh khỏi những bỡ ngỡ, lo âu khi chăm nom con nhỏ. Do đó, không ít…

Serum handmade dưỡng da từ hoa hồng, vỏ chanh

Bạn có biết, hoả hồng có tác dụng giảm độ bóng dầu cho da, vỏ chanh làm sáng da nên 2 thành phần này rất tốt để làm…

Những loại vitamin tốt cho da dầu mụn

Trong bài viết này, hãy cùng tìm hiểu chi tiết về những loại vitamin tốt cho làn da dầu mụn và những lưu ý khi trị mụn cho…

Bạn cần lưu ý điều gì trước khi mua máy rửa chén?

Hiện nay, vẫn còn nhiều ý kiến khác nhau về việc có nên mua máy rửa chén hay không. Tuy nhiên, không thể phủ nhận được độ tiện…

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *