Bé nhà bạn có thói quen mút tay ở mọi nơi, mọi thời điểm? Mẹ muốn bé dừng ngay thói quen này nhưng vẫn chưa biết mẹo giúp bé hết mút tay. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để biết được thông tin này nhé!
Trẻ mút tay có ảnh hưởng gì không?
Mút tay là phản xạ tự nhiên của mọi đứa trẻ, được hình thành vào tuần thứ 5 của thai kỳ. Trong giai đoạn sơ sinh, mút tay bộc lộ việc trẻ đói và có nhu cầu bú sữa. Hành động này làm con dễ chịu, thoải mái như tìm lại cảm giác của bầu sữa mẹ. Lớn hơn một chút, trẻ có thói quen mút tay trong tình huống căng thẳng, lo lắng, buồn ngủ, buồn chán, sợ hãi, mệt mỏi,… Nhiều khi, mút tay còn là thói quen trước khi đi ngủ, giúp bé vào giấc dễ dàng.
Các chuyên gia nhận định, trẻ ngậm ngón tay một cách nhẹ nhàng trong thời gian ngắn không gây tổn thương đáng kể. Tuy nhiên, nếu trẻ có tần suất ngậm mút tay ngày càng tăng thì cha mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Trước khi khám phá mẹo giúp bé hết mút tay, mẹ hãy tìm hiểu một số ảnh hưởng của thói quen này nhé!
Có nên cho trẻ mút tay? Trẻ mút tay có tốt không?
Chị Đoàn Duyên, mẹ của bé gái 7 tháng tuổi, từ khi còn bé, con đã có sở thích ngậm mút tay lúc chơi và ngay cả khi ngủ. Ban đầu, chị thấy hình ảnh bé như vậy trông rất đáng yêu. Nhưng sau đó, chị lo lắng về vấn đề vệ sinh khi bé trong giai đoạn tập cầm nắm. Đặc biệt là khi thói quen mút ngón tay của bé rất khó bỏ, ảnh hưởng đến tâm lý và sự phát triển thể chất của con sau này.
Trên thực tế, mút tay nhiều và lâu ngày có thể dẫn đến sự bất thường về cấu trúc răng và vòm miệng. Chẳng hạn như lệch khớp cắn, hô, móm, khó phát âm,… Bên cạnh đó, mút tay nhiều còn tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập gây nguy cơ nhiễm trùng.
8 mẹo giúp bé hết mút tay
Trên thực tế, có khoảng 18% trẻ em từ 2 – 4 tuổi có thói quen mút tay. Lưu ý, trong quá trình áp dụng các cách cai mút tay cho bé, cha mẹ không nên quá cứng nhắc mà cần nhẹ nhàng cho tới khi bé thực sự sẵn sàng từ bỏ.
Bắt đầu từ những điều đơn giản
Mẹo giúp bé hết mút tay đầu tiên là hãy dặn dò bé không nên mút tay ở nơi công cộng. Sau đó, khi bé đã quen, mẹ bắt bé ngừng mút tay khi ngủ. Mẹ có thể dành những phần quà khích lệ để giúp bé có động lực hơn.
Khuyến khích, động viên trẻ
Trẻ mút tay phải làm sao? Phần thưởng cũng là một cách để “cai” thói quen xấu này ở trẻ. Mẹ hãy trao đổi với trẻ rằng, nếu cố gắng không mút tay sẽ có phần thưởng. Mẹ nên đánh dấu vào lịch những ngày bé không mút tay. Đến cuối tuần hoặc cuối tháng, nếu bé đạt được thì hãy có phần thưởng cho sự cố gắng của bé.
Đừng cố ép bé ngừng bỏ mút tay
Nhìn thấy bé vẫn mút tay, mặc dù ba mẹ đã làm đủ mọi cách, hẳn khiến bạn vô cùng thất vọng. Tuy nhiên, đừng vì thế mà bực tức, la mắng hay có những hình phạt tiêu cực với bé. Điều này chỉ khiến bé cảm thấy sợ hãi, căng thẳng, thậm chí còn khiến tình trạng này trở nên tồi tệ hơn.
Giải thích cho bé tác hại của “mút tay”
Cách tốt nhất để bé ngừng thói quen này chính là để bé tự nhận thức được mút tay là tật xấu. Ví dụ như khi con cho tay lên miệng, những bạn vi khuẩn sẽ theo đó chui vào bụng làm con bị ốm. Mẹ hãy khuyên bảo nhẹ nhàng, giải thích đơn giản cho bé hiểu. Khi bé nhận thức được mút tay là thói quen không tốt thì sẽ từ bỏ một cách dễ dàng hơn.
Mẹo giúp bé hết mút tay “chất lỏng nhắc nhở”
Với mẹo này, mẹ có thể bôi lên đầu ngón tay bé chất lỏng có vị mà bé không thích, chẳng hạn như chua, cay, đắng,… để ngăn việc bé đưa tay vào miệng. Đây là cách nhắc nhở bé để đừng ngậm mút tay.
Đánh lạc hướng bé
Mút tay là phản xạ tự nhiên của trẻ. Khi thấy bé sắp mút tay, hãy làm bé xao nhãng bằng cách hướng trẻ đến với một cái gì đó. Tốt nhất, mẹ nên thu hút bé vào các hoạt động đòi hỏi sử dụng cả hai tay. Trước khi ngủ, mẹ có thể đưa bé cầm sách hoặc cho bé cầm món đồ chơi yêu thích. Hãy nói với bé rằng, không nên mút tay khi ngủ, vì ngón tay cũng cần được nghỉ ngơi.
Cách cai mút tay cho trẻ – hãy kiên nhẫn!
Với một số bé, mẹ có thể không cần áp dụng bất cứ mẹo giúp bé hết mút tay nào bé cũng có thể tự từ bỏ. Trên thực tế, hầu hết trẻ có thói quen mút tay khi còn nhỏ sẽ hết khi lớn lên. Vì lúc này, có rất nhiều hoạt động bên ngoài thu hút bé hơn. Thường bé sẽ bỏ thói quen này trước 7 tuổi.
Có nên cho trẻ ngậm núm giả không? Lợi ích và tác hại
Cho trẻ ngậm đồ vật khác
Với trẻ sơ sinh, cách giúp bé bỏ tật mút tay an toàn nhất đó là mẹ hãy cho bé ngậm ti giả để thay thế. Tuy nhiên, khi dùng ti giả, mẹ cần lưu ý những điều sau:
- Sử dụng ti giả sẽ làm bé ít bú mẹ, dẫn đến giảm lượng sữa tiết ra
- Ti giả làm tăng nguy cơ viêm tai giữa, do vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào miệng hơn
Vì những tác hại trên, mẹ có thể cho bé dùng ti giả, nhưng không được lạm dụng. Đồng thời, trong quá trình sử dụng nên rửa tai sạch sẽ, tránh gây nguy cơ lây nhiễm.
Trên đây là một số mẹo giúp bé hết mút tay. Để từ bỏ thói quen này, cha mẹ cần kiên nhẫn và uốn nắn bé từ từ. Mong rằng những chia sẻ này sẽ giúp ích cho phụ huynh trong hành trình chăm sóc bé!